>>>Lễ tưởng niệm Đức Thánh Tản Viên Sơn

Sáng ngày 04/02/2023 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Quý Mão), Huyện ủy – HĐND – UBND – UB MTTQ huyện Ba Vì đã tổ chức “Lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh xuân Quý Mão năm 2023” tại khu di tích Lịch sử văn hóa Quốc gia Đền Hạ, xã Minh Quang.

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2023 được tổ chức tại sân đền Hạ (xã Minh Quang – huyện Ba Vì)

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2023 được tổ chức tại sân đền Hạ (xã Minh Quang – huyện Ba Vì)

Các đại biểu tham dự buổi lễ

Các đại biểu tham dự buổi lễ

Ông Đỗ Mạnh Hưng, Chủ tịch huyện Ba Vì cho biết Ba Vì là vùng đất có bề dày về lịch sử, văn hóa. Toàn huyện hiện có 397 di tích, trong đó có 130 di tích đã được xếp hạng các cấp; 126 di sản văn hóa phi vật thể cùng những chứng tích lịch sử còn tồn tại, cho thấy Ba Vì là một vùng đất cổ, nơi phát tích của người Việt – Mường, có truyền thống văn hoá lâu đời, độc đáo. Đây là minh chứng đáng tự hào về mảnh đất Ba Vì địa linh nhân kiệt.

“Sau 14 năm nỗ lực khôi phục, tôn vinh và quảng bá, những giá trị văn hóa của lễ hội Tản Viên Sơn Thánh đã được bảo tồn và lan tỏa mạnh mẽ, góp phần nhân lên niềm tự hào về bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ”. Ôngp/Đỗ Mạnh Hưng - Chủ tịch UBND huyện Ba Vì phát biểu Khai hội Tản Viên Sơn Thánh xuân Quý Mão năm 2023

“Sau 14 năm nỗ lực khôi phục, tôn vinh và quảng bá, những giá trị văn hóa của lễ hội Tản Viên Sơn Thánh đã được bảo tồn và lan tỏa mạnh mẽ, góp phần nhân lên niềm tự hào về bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ”. Ông Đỗ Mạnh Hưng – Chủ tịch UBND huyện Ba Vì phát biểu Khai hội Tản Viên Sơn Thánh xuân Quý Mão năm 2023

Nói đến Ba Vì không thể không nhắc tới hình ảnh núi Ba Vì, được nhân dân coi là “Núi Tổ của nước Nam ta”. Núi Ba Vì còn là ngọn núi thiêng vì ở đó có hồn cốt văn hóa là hình tượng Tam vị Đức Thánh Tản Viên Sơn. Vị thần đứng đầu hàng “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng của người Việt, được nhân dân tôn là “Đệ nhất Phúc thần”. Trong tổng số 397 di tích của huyện có tới hơn 120 di tích thờ phụng Đức Thánh Tản và các bộ hạ, tướng lĩnh của Ngài. Như vậy, có thể thấy rõ, việc thờ Tản Viên Sơn Thánh là hiện tượng rất đặc sắc trong tín ngưỡng bản địa của nhân dân ta từ xa xưa.

Ông Dương Cao Thanh - Bí thư Huyện ủy đánh trống Khai hội Tản Viên Sơn Thánh Xuân Quý Mão năm 2023

Ông Dương Cao Thanh – Bí thư Huyện ủy đánh trống Khai hội Tản Viên Sơn Thánh Xuân Quý Mão năm 2023

Với ước muốn tìm về cội nguồn của những giá trị văn hóa dân tộc, huyện Ba Vì đã nỗ lực khôi phục và bảo tồn các lễ hội truyền thống, nhất là đối với lễ hội Tản Viên Sơn Thánh tại cụm di tích đền Thượng, đền Trung, đền Hạ. Năm nay là năm thứ 15 huyện Ba Vì khôi phục và tổ chức lễ hội Tản Viên Sơn tại cụm di tích đền Thượng, đền Trung, đền Hạ với mong muốn những giá trị văn hóa của lễ hội Tản Viên Sơn Thánh, những phong tục tập quán của Ba Vì được bảo tồn và lan tỏa mạnh mẽ, qua đó nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Hạ, các đại biểu cùng đông đảo người dân và du khách dâng hương bày tỏ lòng thành kính với các bậc tiền nhân, cầu mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an, nhà nhà ấm no, hạnh phúc

Tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Hạ, các đại biểu cùng đông đảo người dân và du khách dâng hương bày tỏ lòng thành kính với các bậc tiền nhân, cầu mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an, nhà nhà ấm no, hạnh phúc

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Võ Tùng Lâm Thủ nhang đền Hạ, đền Trung cho biết, Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn đã được nhân dân ngàn đời lưu giữ. Đặc biệt hơn, tục thờ Tản Viên Sơn Thánh đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2018. Trong nhiều năm qua, Huyện Ba Vì đã thực hiện tốt việc duy trì và thực hành tín ngưỡng, tục thờ Đức Thánh và tu bổ, tôn tạo các di tích thờ phụng Đức Thánh trong đó có cụm di tích lịch sử quốc gia Đền Thượng – Đền Trung – Đền Hạ. Đồng thời, Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh cũng được thường xuyên tổ chức vào dịp Rằm Tháng Giêng đầu năm và Lễ dâng hương tưởng niệm ngày hóa của Đức Thánh Tản Viên Sơn vào dịp 06/11 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ Đức Thánh Tản, vị Thánh đứng đầu “Tứ bất tử” trong tiềm thức người Việt. 

Ông Võ Tùng Lâm Thủ nhang đền Hạ, đền Trung, xã Minh Quang, huyện Ba Vì

Ông Võ Tùng Lâm Thủ nhang đền Hạ, đền Trung, xã Minh Quang, huyện Ba Vì 

Nghi lễ rước nước được tổ chức vào giờ Tý ngày 13 tháng Giêng năm Quý Mão (ngày 03/02/2023)

Nghi lễ rước nước được tổ chức vào giờ Tý ngày 13 tháng Giêng năm Quý Mão (ngày 03/02/2023)

Trước khi khai hội Tản Viên Sơn Thánh, địa phương tổ chức trang trọng nghi lễ rước kiệu liên vùng dâng lễ bái tế Đức mẫu Thánh Tản tại đền Mẫu Lăng Sương (huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) và rước kiệu lễ, hạ lộc từ đền Lăng Sương về đền Hạ (huyện Ba Vì, Hà Nội)

Trước khi khai hội Tản Viên Sơn Thánh, địa phương tổ chức trang trọng nghi lễ rước kiệu liên vùng dâng lễ bái tế Đức mẫu Thánh Tản tại đền Mẫu Lăng Sương (huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) và rước kiệu lễ, hạ lộc từ đền Lăng Sương về đền Hạ (huyện Ba Vì, Hà Nội)

Du khách dâng hương tại Chùa Tản Viên khu Đền Trung

Du khách dâng hương tại Chùa Tản Viên khu Đền Trung

Rất nhiều du khách lên Đền Trung những ngày Lễ hội

Rất nhiều du khách lên Đền Trung những ngày Lễ hội

Đền Trung hay còn gọi là Trung cung, tọa lạc ở lưng chừng núi Ba Vì

Đền Trung hay còn gọi là Trung cung, tọa lạc ở lưng chừng núi Ba Vì

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh diễn ra trong hai ngày (14 và 15 tháng Giêng năm Quý Mão). Bên cạnh những nghi thức cổ truyền được phục dựng, duy trì, Lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian, các hoạt động thi đấu thể thao, giao lưu văn nghệ, như: Kéo co, bắn nỏ, ném còn, cà kheo, đẩy gậy, leo núi, cờ tướng, chọi gà, bóng chuyền, bóng đá…, mang đến không khí du xuân, trẩy hội đầy hấp dẫn cho nhân dân và du khách.

Lễ hội mang đậm dấu ấn văn hóa các dân tộc Mường, Dao.

Lễ hội mang đậm dấu ấn văn hóa các dân tộc Mường, Dao.

Một số môn thể thao truyền thống được tổ chức trong Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh

Một số môn thể thao truyền thống được tổ chức trong Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh
 Một số môn thể thao truyền thống được tổ chức trong Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh

Đến các di tích lịch sử, danh thắng, đền, chùa để tham sự các lễ hội truyền thống, để tìm hiểu về lịch sử của cha ông xưa. Đó cũng chính là nét đẹp văn hóa của con người trong mọi thời đại.

[wpcc-script language=”javascript” type=”text/javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script type=”text/javascript”]