Trong năm 2022, VIB tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu về chỉ số ROE, ACB và MB lọt Top 3 cao hơn Vietcombank, trong khi BIDV bứt phá vào Top 10.
>> Tín dụng và Bất động sản: Gỡ khó, cộng sinh ra sao?
Theo thống kê từ báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 của 28 ngân hàng, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm qua của hầu hết ngân hàng ghi nhận tăng so với năm trước.
Cụ thể, tỷ lệ ROE chung của các ngân hàng ở mức 19,8% trong năm 2022, tăng 1,6 điểm % so với năm trước. Trong đó, top 10 ngân hàng có ROE cao nhất bao gồm VIB, ACB, MB, Vietcombank, HDBank, TPBank, LienVietPostBank, SHB, Techcombank và BIDV.
VIB đứng đầu bảng với ROE đạt 29,7%. Năm 2022, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tăng 32% so với năm trước, đạt 8.468 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu tăng 34% từ 24.290 tỷ đồng lêm 32.651 tỷ đồng.
Lý giải về tăng trưởng lợi nhuận và ROE trong kỳ, VIB cho biết ngân hàng đã đạt biên lãi ròng (NIM) 4,5% nhờ chiến lược tập trung vào bán lẻ và có nguồn vốn huy động trung dài hạn ổn định. Tổng doanh thu ngân hàng tăng trưởng 21%, cao hơn tỷ lệ tăng trưởng chi phí hoạt động 17%.
Ở hai vị trí tiếp theo là ACB và MB với ROE lần lượt là 26,5% và 24,6%. Lợi nhuận của cả hai ngân hàng này đều có sự tăng trưởng mạnh trong năm qua với mức tăng lần lượt là 43% (ACB) và 38% (MB) so với năm 2021.
>> Cơ hội để nới room ngoại trên 30% của một số ngân hàng
Trong nhóm ngân hàng quốc doanh, Vietcombank và BIDV là hai ngân hàng lọt vào top 10 với ROE lần lượt là 24,2% và 19,4%. Vietcombank là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất hệ thống, trong khi BIDV ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh 70% so với năm 2021, đạt hơn 18.000 tỷ đồng.
Nhà băng còn lại là VietinBank có ROE là 16,8%, đứng khiêm tốn ở vị trí thứ 15.
Những ngân hàng có ROE thấp nhất trong danh sách gồm Ngân hàng Bản Việt (1,7%); Saigonbank (5%), BaoVietBank (1,9%) và NCB.
Eximbank là ngân hàng có mức tăng ROE cao nhất so với năm trước trong số các ngân hàng được thống kê. Nhờ có lợi nhuận trước thuế tăng gần gấp 3 lần so với năm 2021, từ hơn 1.000 tỷ đồng lên gần 3.000 tỷ đồng, ROE của Eximbank đã tăng từ 5,9% lên 15,4% năm 2022.
Chỉ số ROE (Return on Equity) hay lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là thước đo đánh giá một đồng vốn của cổ đông bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lãi. Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, điều này có nghĩa công ty cân đối một cách hài hòa giữa đồng vốn cổ đông với đồng vốn vay.
[wpcc-script language=”javascript” type=”text/javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]
[wpcc-script type=”text/javascript”]