Cổ phiếu VNZ của Công ty Cổ phần VNG – công ty được ví là kỳ lân công nghệ, tiếp tục tăng kịch trần lên 893.400 đồng/cp. VNG có tình hình kinh doanh ra sao?
Tính đến phiên giao dịch ngày 10/2/2022 cổ phiếu VNZ cán mốc 893.400 đồng/cổ phiếu. Đây là phiên thứ 8 cổ phiếu kỳ lân này tăng trần liên tiếp. Theo đó, vốn hóa thị trường của VNG đã đạt mức 24.000 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ USD, gấp gần 5 lần thời điểm chào sàn.
Nhờ chuỗi tăng phi mã 8 phiên liên tiếp, mỗi phiên giao dịch 15%, cổ phiếu VNZ đã cán mốc gần 1 triệu đồng/cp. Điều này đánh dấu việc cổ phiếu VNZ chính thức trở thành cổ phiếu đắt nhất trong lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Như vậy, hàng loạt kỷ lục đã được “kỳ lân” công nghệ VNG thiết lập lại chỉ sau chưa đầy 2 tuần giao dịch. Từ việc tăng tới hơn 100.000 đồng/cp chỉ trong một phiên giao dịch – cao hơn hầu hết thị giá cổ phiếu trên sàn thời điểm hiện tại, cho tới phiên giao dịch ngày 10/2, VNZ càng bỏ xa những cái tên khác để nắm giữ vị trí số một về thị giá trên sàn.
Từ mức giao dịch lèo tèo, cổ phiếu VNZ có sự cải thiện khi tăng lên 300 đơn vị được khớp lệnh phiên 10/2, tương ứng giá trị giao dịch gần 270 triệu đồng. Việc giao dịch chỉ vài trăm đơn vị, theo giải thích là do lượng lớn cổ phiếu đang nằm trong tay các cổ đông nước ngoài cũng như các lãnh đạo cao cấp. Tỷ lệ free -float (cổ phiếu lưu hành tự do) của VNZ hiện chỉ đạt 40%, tương ứng hơn 11 triệu cổ phiếu ngoài thị trường.
Kể từ khi lên sàn chứng khoán từ ngày 5/1/2023, tính đến hết phiên 10/2 VNZ đã trải qua 20 phiên giao dịch.Trong số đó, 13 phiên đầu tiên VNZ không có thanh khoản do không có ai bán ra, nên giá cổ phiếu đứng yên ở 240.000 đồng.
7 phiên tiếp theo từ 1/2/2023 đến 10/2/2023, VNZ đều tăng trần, từ 100-200 cổ phiếu được bán ra mỗi phiên, bằng một lệnh đặt tối thiểu trên sàn chứng khoán. Qua đó, cổ phiếu VNZ từ 240.000 đồng đã tăng lên 893.400 đồng/cổ phiếu. Với việc tăng trần liên tiếp, ngày 10/2/2023, VNZ đã phải làm văn bản giải trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (theo quy định, doanh nghiệp phải giải trình nếu cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn 5 phiên liên tiếp).
Ban Lãnh đạo VNG khẳng định, giá cổ phiếu VNZ phụ thuộc vào nhu cầu cung – cầu của thị trường chứng khoán và của nhà đầu tư. Công ty không có bất kỳ sự can thiệp hay kiểm soát nào đối với diễn biến giá cổ phiếu VNZ trong thời gian qua.
Dù được coi là cổ phiếu đắt nhất lịch sử thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, song đà tăng để đạt thị giá khủng như hiện tại của cổ phiếu này, theo các chuyên gia về công nghệ thì vẫn chưa thấm tháp gì so với chính định giá trước đây của họ. Còn nhớ vào năm 2019, VNZ đã được quỹ đầu tư Temasek định giá lên tới 2,2 tỷ USD (tương đương 1,8 triệu đồng/cp). Năm 2021, VNG vẫn được định giá cao khi Công ty Quản lý quỹ Mirae Asset mua cổ phần với giá 1,7 triệu đồng/cp.
Trong cơ cấu cổ đông, với việc sở hữu 12,3% cổ phiếu đang lưu hành, tương đương 3,53 triệu cổ phiếu VNZ, giá trị tài sản trên sàn chứng khoán của ông Lê Hồng Minh – nhà đồng sáng lập đồng thời là CEO VNG đã đạt mốc 3.200 tỷ đồng, tăng thêm hơn 2.400 tỷ đồng.
Trong khi giá cổ phiếu tiếp tục tăng trần, tình hình kinh doanh VNZ lại đang không mấy khả quan. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022 mới công bố, doanh thu thuần của VNZ tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 2.037 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp đạt 917 tỷ đồng, tăng 19%. Tuy nhiên, các chi phí đều âm khiến cho VNG lỗ đậm quý 4/2022.
Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính giảm gần một nửa xuống còn 28 tỷ. Chi phí tài chính giảm mạnh từ mức âm 8 tỷ đồng trong quý 4/2021 xuống âm 50 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng mức âm so với cùng kỳ năm trước.
Thêm vào đó do chịu khoản lỗ 40 tỷ đồng từ công ty liên kết và lỗ khác 154 tỷ đồng, trừ đi chi phí về thuế, VNG báo lỗ sau thuế quý 4 tới 547 tỷ đồng, lỗ gấp đôi cùng kỳ. Đây là quý thua lỗ thứ 5 liên tiếp của doanh nghiệp. Luỹ kế cả năm, VNz lỗ sau thuế kỷ lục 1.315 tỷ đồng trong khi năm 2021 lỗ 71 tỷ đồng; lỗ ròng 858 tỷ đồng. Doanh thu đạt 7.801 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Được biết, năm 2022, VNG rót thêm hơn 1.000 tỷ vào các startup, nhưng trong danh mục, chỉ có khoản đầu tư vào Dayone là ghi nhận lãi trong năm. Tính đến 31/12/2022, lỗ lũy kế từ việc đầu tư của VNG đã lên tới 643 tỷ đồng.
Khoản đầu tư vào Tiki là khoản lỗ lớn tiếp theo tại Telio; Funding Asia và Ecotruck. Tuy nhiên, khoản lỗ lớn nhất phải kể đến lỗ của cổ đông không kiểm soát khi âm đến 457 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Zion – đơn vị sở hữu ví điện tử Zalo Pay. Theo Báo cáo tài chính riêng, tính tới cuối quý I4/2022, VNG ghi nhận đầu tư vào Zion hơn 2.963 tỷ đồng, tăng 1.082 tỷ đồng so với đầu năm. VNG đang nắm giữ 69,98% cổ phần của Zion.
[wpcc-script language=”javascript” type=”text/javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]
[wpcc-script type=”text/javascript”]