Nga nhiều lần đã đưa ra giới hạn để kích hoạt kho vũ khí hạt nhân của mình trong bối cảnh chiến sự Nga- Ukraine ngày càng trở nên dai dẳng với sự hỗ trợ của phương Tây.
>> Chiến sự Nga- Ukraine: “Hé lộ” cách Nga né lệnh trừng phạt
Quá trình kích hoạt vũ khí hạt nhân của Nga cần sự đồng ý của nhiều quan chức quốc phòng. Đây là điều khác với quy trình tại Mỹ, nơi tổng tư lệnh (tức Tổng thống) có toàn quyền quyết định. Điều này cho thấy, quân đội Nga có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân của nước này.
Nếu Tổng thống Mỹ có một chiếc cặp hạt nhân, thì Nga có 3 chiếc như vậy. Ngoài ông Putin, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Quân đội đều giữ một vali hạt nhân. Một mệnh lệnh cần được chuyển từ 3 chiếc cặp đó để vũ khí hạt nhân Nga có thể được kích hoạt.
Trong hiến pháp Nga, luật quốc phòng, các học thuyết quân sự về răn đe hạt nhân đều nói rằng chỉ Tổng thống mới có thể ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến đấu hoặc thử vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, quy trình này cần sự đồng ý của các quan chức chủ chốt khác trước khi quân đội thực hiện bất cứ mệnh lệnh hạt nhân nào.
Biện pháp kiểm soát này được kế thừa từ thời Liên Xô, khi các nhà lãnh đạo đảm bảo không một cá nhân nào có thể ra quyết định mang tính sống còn này.
>> Chiến sự Nga- Ukraine: Kiev cần gì để giành chiến thắng?
Lực lượng hạt nhân Nga chủ yếu được sử dụng để đe dọa và ngăn chặn các nguy cơ đến từ NATO – đối thủ chính yếu của Moscow trong các cuộc xung đột có thể đe dọa đến sự tồn vong của nước Nga. Đây chính là điều khiến các nhà phân tích lo ngại khi Nga hiện có rất ít bài học kinh nghiệm cho tình huống mà họ đang gặp phải trong chiến sự Nga- Ukraine. Một Ukraine được trang bị tốt hơn nhờ các loại vũ khí chủ lực của phương Tây đã gây ra những tổn thất bất ngờ cho quân Nga. Trong khi các học thuyết quân sự đều cho rằng các lực lượng thông thường của Nga khó có thể giành chiến thắng trong các loại chiến tranh kiểu này.
Do đó, không thể loại trừ khả năng các quan chức Nga cân nhắc ranh giới để tiến đến sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm giành chiến thắng Ukraine trong thời gian ngắn nhất.
Trên thực tế, ít có khả năng Nga đụng đến kho vũ khí hạt nhân chiến lược vốn khiến Mỹ cũng e sợ, bởi nó cũng sẽ đẩy nước Nga đến bờ vực diệt vong. Nga chủ yếu dọa sử dụng vũ khí hạt nhân để ngăn cản các nước phương Tây trực tiếp tham chiến ở Ukraine.
Thay vào đó, Nga có thể cân nhắc sử dụng kho vũ khí hạt nhân chiến thuật. Với tầm hoạt động ngắn hơn, đầu đạn nhỏ hơn, Moscow có thể kiểm soát được mức độ sát thương trên chiến trường, dù chúng vẫn có thể san bằng toàn bộ trung tâm một thành phố.
Đã có những dấu hiệu cho thấy Nga đã sẵn sàng hơn trong sử dụng loại vũ khí này. Việc tách các hệ thống cảnh báo sớm phát hiện tên lửa nhắm vào Nga ra khỏi kịch bản sử dụng hạt nhân cho thấy Nga dường như đã thoải mái hơn khi là nước khơi mào. Học thuyết của Nga cũng đã tăng số lượng các kịch bản nước này chấp nhận sử dụng hạt nhân.
Trên thực địa, nhiều tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cũng đã được sử dụng ở Ukraine, bao gồm tên lửa mặt đất Iskander, tên lửa hành trình Kalibr trên biển và tên lửa đạn đạo Kinzhal. Nga cũng tiến hành thử nghiệm quy trình triển khai hạt nhân vào năm 2013 như một cách báo hiệu cho phương Tây rằng họ sẵn sàng tăng cường vũ khí hạt nhân.
Do vậy, các nhà quan sát đang rất quan tâm đến cái được gọi là “sự tỉnh táo tương đối” của các giới chức quân đội Nga khi phải đối mặt với những tổn thất đáng kể trên chiến trường.
Theo đó, thời điểm nguy hiểm nhất sẽ là khi Ukraine giành được nhiều chiến thắng, và ông Putin cảm thấy chỉ có thể cứu vãn cuộc chiến thông qua một cuộc leo thang chưa từng có. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kể cả sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, phần thắng cũng không chắc chắn thuộc về Nga. Thay vào đó, nó có nguy cơ châm ngòi cho những động thái chưa từng có trong lịch sử chiến tranh thế giới.
[wpcc-script language=”javascript” type=”text/javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]
[wpcc-script type=”text/javascript”]