Ông Joe Biden công du châu Á năm 2022

Ông Joe Biden công du châu Á năm 2022

>> Mỹ xây lại ảnh hưởng ở châu Á (Bài 1)

Tổng thống Joe Biden là người đưa nước Mỹ quay trở lại với các tổ chức đa phương, xoa dịu quan hệ với đồng minh, mở mang thêm một số chương trình lấy châu Á -Thái Bình Dương làm trọng tâm.

Tháng 2/2022, Nhà trắng công bố Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương dài 12 trang, nhấn mạnh yếu tố Trung Quốc là mối đe dọa mới với khu vực, kêu gọi đồng minh cùng hành động dựa trên cơ chế phối hợp mới, lấy kinh tế, quản trị và đầu tư làm điểm nhấn.

Trước đó, Washington đã kích hoạt nhóm bộ tứ kim cương (QUAD) gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ dựa trên trụ cột bảo đảm an ninh, hòa bình và ổn định trong khu vực – nhiều chuyên gia cho rằng, QUAD là phiên bản của NATO ở châu Á.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, ông Sullivan khẳng định: “Mỹ có vai trò quan trọng trong việc ổn định khu vực và ngăn chặn bất kỳ quốc gia nào đe dọa và gây bất lợi cho các quốc gia ASEAN và các quốc gia khác”.

Riêng tại Đông Nam Á, Mỹ cam kết chương trình đầu tư, thương mại, công nghệ rất hấp dẫn. Tại hội nghị cấp cao Mỹ-ASEAN tháng 10/2021, Tổng thống Biden đã công bố khoản chi ban đầu chưa từng có lên tới 102 triệu USD thúc đẩy quan hệ Mỹ-ASEAN nhằm mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực y tế, khí hậu, khoa học và sáng tạo, thuận lợi hóa thương mại, giáo dục,…

Để hiện thực hóa các chương trình trên, nhiều chính khách Mỹ liên tục công du đến Đông Nam Á, Đông Bắc Á, gồm có Ngoại trưởng A. Blinken, Bộ trưởng Quốc phòng L. Austin, Phó Tổng thống K. Harris, Chủ tịch Hạ viện N. Pelosi. Đặc biệt là chuyến công du của Tổng thống Biden song song với Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Indonesia.

Trong khoảng thời gian đại dịch COVID-19 diễn ra từ đầu năm 2021 đến nay, hầu hết các chương trình ngoại giao của Washington đều hướng về châu Á. Không còn nghi ngờ gì nữa về việc người Mỹ thiết tha muốn trở thành đối tác lớn, có trách nhiệm với các nước trong khu vực.

Khi COVID-19 bủa vây Đông Nam Á, Phó Tổng thống Mỹ K. Harris đến tâm dịch thực hiện các hoạt động tài trợ, từ thiện như cung ứng vaccine, thiết bị y tế, trao đổi kinh nghiệm chống dịch.

>> QUAD tìm cách thay đổi “cán cân” tại Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương

Cần nói thêm rằng, trước khi đến Bali dự Thượng đỉnh G20, Tổng thống Mỹ đã đến Campuchia. Đây cũng là đối tác rất quan trọng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, sau khi truyền thông quốc tế loan tải thông tin Bắc Kinh và Phnom Penh hợp tác trong lĩnh vực quân sự ở thành phố biển Shihanukvill.

Sự trở lại của Mỹ đồng thời mang đến nhiều điểm nóng cạnh tranh ở châu Á - Thái Bình Dương

Sự trở lại của Mỹ đồng thời mang đến nhiều điểm nóng cạnh tranh ở châu Á – Thái Bình Dương

Việc tái lập ảnh hưởng ở châu Á dẫn Mỹ vào quỹ đạo cạnh tranh kịch liệt với Trung Quốc, đã làm xuất hiện những điểm “nóng” như vấn đề Đài Loan, vấn đề chủ quyền biển đảo của một quốc nước Đông Nam Á. 

Tuy nhiên, xét trên bình diện chung, những cam kết của Mỹ vẫn chưa hoạt động đúng với mong muốn. Vài năm gần đây, nước Mỹ phải đối mặt với nhiều vấn đề nội bộ hóc búa như lạm phát, khủng hoảng chuỗi cung ứng; cáng đáng thêm vai trò hậu thuẫn Ukraine.

Bên cạnh đó, các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương không muốn làm mất lòng Trung Quốc – dù sao đây cũng là thị trường hấp dẫn nhất hiện nay, trung tâm tăng trưởng, đổi mới sáng tạo mà bất cứ nền kinh tế nào cũng muốn kết nối.

Cuối cùng, trước khi Mỹ đặt chân đến thì Trung Quốc đã cung cấp khá đầy đủ công cụ giúp nhiều nền kinh tế tham gia vào chuỗi giá trị. Trong đó quan trọng nhất là lượng vốn đầu tư Trung Quốc ở Đông Nam Á đang tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau.

[wpcc-script language=”javascript” type=”text/javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script type=”text/javascript”]