Nga đã ghi nhận mức thâm hụt ngân sách 2,3% GDP vào năm ngoái,

Nga đã ghi nhận mức thâm hụt ngân sách 2,3% GDP vào năm ngoái.

>> Kinh tế Nga dần rơi vào “thị trường xám”!

Các chuyên gia kinh tế của Reuters ước lượng quỹ tài sản quốc gia Nga “bốc hơi” 38 tỷ USD, còn 148,8 tỷ USD kể từ tháng 1/2023. Nguyên nhân do chính phủ phải chi tiêu nhiều hơn cho chiến sự Nga- Ukraine và hàng loạt lý do chính trị khác.

Bộ trưởng Tài chính Nga, ông Anton Siluanov cho biết Nga đã ghi nhận mức thâm hụt ngân sách 2,3% GDP vào năm ngoái, sau khi đã đặt mục tiêu thặng dư 1% trước khi bắt đầu “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine.

Trong một dấu hiệu khác về áp lực ngày càng lớn đối với ngân sách, dữ liệu của Bộ Tài chính Nga cho thấy nguồn thu thuế từ hàng nhập khẩu đã giảm 20%, tương đương gần 1 nghìn tỷ rúp vào năm 2022.

Theo tính toán, dự trữ của Nga còn dùng đủ 4 tháng nếu thâm hụt ngân sách vẫn duy trì như tháng 12/2022 và tháng 1/2023. Việc Nga phải bán Nhân dân tệ thay vì USD và euro, cũng như giải phóng một phần kho vàng dự trữ quốc gia, đã gần như phản ánh đầy đủ khó khăn hiện tại của quốc gia này.

Cuộc chiến ở Ukraine đã vượt ra khỏi mọi tính toán ban đầu của Moscow. Một trong những điều ngoài tiên lượng là thái độ rất cương quyết của Mỹ và châu Âu – các nước này đã tung ra hầu hết công cụ hiện có hòng gây sức ép với Tổng thống Putin.

Các chuyên gia có thiên hướng “diều hâu” ở phương Tây lập luận rằng, để tránh các nguy cơ như đã từng xảy ra tại Gruzia, Nam Osettia, Crimea 2014,… phương Tây trước tiên nên hoàn toàn ủng hộ Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến này.

Thậm chí, ông Vasil Sikharulidze, Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Gruzia khuyên cáo, nên cấp tư cách thành viên NATO cho Georgia và Ukraine, tìm cách giải phóng các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng ở Georgia và Moldova bằng cách duy trì áp lực chính trị và kinh tế đối với Nga và hỗ trợ nền dân chủ và quản trị tốt ở các quốc gia đó.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Mỹ và đồng minh nên phát triển một hành lang năng lượng và giao thông kết nối Trung Á với châu Âu, bỏ qua Nga. Nếu phương Tây thực hiện tốt kế hoạch này, sẽ có cơ hội đạt được hòa bình lâu dài, bởi vì ông Putin cuối cùng sẽ phải trả giá cho các cuộc chiến của mình.

Ví dụ, các đường ống dẫn dầu và khí đốt được xây dựng vào năm 2005 và 2007 vận chuyển năng lượng từ Azerbaijan đến Thổ Nhĩ Kỳ qua Georgia trên thực tế đã giải phóng Georgia khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga và giúp Azerbaijan không còn cậy nhờ cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga.

>> Chiến sự Nga- Ukraine: Những sai lầm chiến lược của Nga dần lộ rõ

Tuy nhiên, những số liệu quan trọng nhất của nền kinh tế Nga là không đồng nhất do cách thức tiếp cận và diễn giải không giống nhau. Hôm 9/2, Tổng thống Putin phát biểu: “Các tổ chức quốc tế cũng phải thừa nhận Nga đã vượt qua được các cú sốc”.

Một số chuyên gia phương Tây hiến kế cô lập kinh tế Nga

Một số chuyên gia phương Tây hiến kế cô lập kinh tế Nga thông qua dầu mỏ

Xem xét hệ quy chiến từ các quốc gia từng bị cấm vận ngặt nghèo đều không cho thấy bức tranh kinh tế, xã hội khả quan, như Iran, Triều Tiên, Venezuela,… và Nga cũng có thể không ngoại lệl.

Tuy nhiên, Nga có thể là trường hợp khác biệt hơn một chút nhờ chiều sâu địa chính trị, nắm giữ trữ lượng tài nguyên chiến lược khổng lồ và bản tính con người, xã hội Nga từng trải qua nhiều thời kỳ tự lực cánh sinh.

Còn quá sớm để đánh giá một cách chính xác kinh tế Nga. Có điều, nếu chiến sự Nga- Ukraine không kết thúc sớm thì thiệt hại cấp số nhân là điều khó tránh khỏi. Lịch sử cho thấy – không một đế chế nào dù mạnh đến đâu – cũng không thể chống lại số đông.

Trong thế giới hiện đại ngày nay, “không phát triển” đã là thất bại. Bởi sức sáng tạo đổi mới là liên tục không ngừng nghỉ, nhất là khi thời đại hậu công nghiệp, 4.0 đã mở ra trước mắt.

    

[wpcc-script language=”javascript” type=”text/javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script type=”text/javascript”]