Khách Trung Quốc vẫn có thể vào Việt Nam theo diện công tác, thăm thân, tuy nhiên đó không phải kịch bản mà các công ty lữ hành mong chờ.
>>Thăm làng nghề dệt lụa Phùng Xá: “Thủ phủ dâu tằm”
Thị trường còn bỏ ngỏ
Từ ngày 6/2, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc nối lại các chuyến du lịch theo tour ra nước ngoài tới 20 quốc gia. Những cái tên nằm trong danh sách của cơ quan này bao gồm Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Maldives, Sri Lanka, Philippines, Malaysia, Singapore, Lào… và một số quốc gia khác. Nhưng danh sách này không có Việt Nam. Với tình hình thực tế đang diễn ra, mục tiêu đạt 8 triệu khách quốc tế trong năm 2023 của Việt Nam là thách thức không nhỏ.
Điều này được các chuyên gia du lịch dự đoán sẽ là khiến cho ngành du lịch và hàng không gặp khó khăn. Nhiều đơn vị lữ hành đã từng hồ hởi chuẩn bị cho việc đón khách Trung Quốc thì nay phải luyến tiếc, bỏ ngỏ và tập trung cho thị trường khác. Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel dự kiến, khách Trung Quốc sẽ chiếm đến 3/5 lượng khách inbound trong năm nay. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã phải điều chỉnh con số này về mức 30-35% vì những khó khăn hiện tại.
Charter Flight – một trong số những từ khóa du lịch mới nổi bởi các chính sách chưa mở rộng trong du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc. Charter Flight được hiểu là những chuyến bay thuê nguyên chuyến cho riêng một nhóm hay đoàn khách của một công ty lữ hành tham quan theo hành trình đã chọn. Tuy nhiên, việc ôm nhiều các charter này cũng đang gặp nhiều khó khăn khiến các đơn vị lữ hành cũng đang chuyển các kế hoạch.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam trong tháng 1/2023, Việt Nam chỉ đón gần 47.000 khách Trung Quốc. Tổng thu từ du lịch tháng 1 đạt 46.000 tỷ đồng, thấp hơn mức trung bình tháng dự kiến của năm 2023 là 54.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc duy trì tần suất bay như trước dịch để giữ được slot (suất bay) lịch sử là bài toán khó đối với các hãng hàng không Việt Nam.
Vì sao gặp khó?
Một đơn vị lữ hành cho biết, trên thực tế, các chuyến bay thương mại chưa mở nên thị trường ngách chính là charter flight được mở ra theo lịch trình vụ thể, tuy nhiên quá ít ỏi. Phần lớn là dựa vào visa ngoại giao, công tác, thăm thân và đa dạng các loại visa khác nhưng visa du lịch thì chưa cấp.
Được biết, quyết định do phía Trung Quốc đưa ra vào cuối tháng 1 dựa theo những cân nhắc về các biện pháp kiểm soát Covid-19 và phát triển kinh tế. Theo đó, các công ty lữ hành phía Trung Quốc vẫn chưa mở bán tour đưa khách sang Việt Nam do quốc gia này vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như: Thống nhất thủ tục xuất, nhập cảnh, đảm bảo phòng chống dịch; cấp lại hộ chiếu hết hạn; lựa chọn tour du lịch phù hợp,…
>>Quảng Ninh: Thêm trải nghiệm mới cho du khách trên Vịnh Hạ Long
>>Trung Quốc chưa mở tour du lịch: Mục tiêu 8 triệu khách quốc tế có ảnh hưởng?
Theo ông Hoàng Tuân, Giám đốc THD Travel, Trung Quốc chưa cấp trở lại visa du lịch cho khách Việt và ngược lại. Các đợt khách sang Việt Nam từ khi mở cửa đến nay đều đi qua cửa khẩu đường bộ hoặc các chuyến bay charter, chủ yếu du lịch theo dạng công tác, thăm thân và du học sinh.
Việc ngay cả khi khách Trung Quốc tới Việt Nam du lịch trở lại thì thị trường cũng chưa thể khôi phục ngay lập tức. Bởi Trung Quốc mở cửa trở lại sau gần 3 năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nên xuất hiện nhiều thay đổi, từ nhu cầu của du khách. Các doanh nghiệp Việt cũng chưa có cơ hội sang Trung Quốc để tìm hiểu nhu cầu, thói quen du lịch của người dân sau đại dịch, đồng thời xúc tiến thương mại và tìm kiếm các điểm đến phù hợp.
Kịch bản đang mong chờ
Trung Quốc luôn được xác định là thị trường du lịch lớn nhất, tiềm năng và lâu dài của Việt Nam. Nhìn từ con số ấn tượng cũ, thống kê năm 2019, gần 6 triệu lượt khách Trung Quốc đến Việt Nam, chiếm đến 1/3 tổng lượng khách quốc tế vào Việt Nam. Hầu hết địa phương và doanh nghiệp lữ hành đều mong đợi Trung Quốc mở cửa và đón khách du lịch nước này. Đây là một trong những nguồn khách có thể giúp doanh nghiệp phục hồi sau 3 năm Covid-19 khó khăn. Do đó, nếu bỏ ngỏ hoặc bị bỏ ngỏ thị trường khách Trung Quốc là điều rất đáng tiếc. Vậy thị trường đang mong đợi điều gì?
Các sản phẩm tour du lịch quốc tế được nhiều khách hàng mong đợi nhất là tour thiết kế riêng theo nhu cầu. Trong đó, thăm đại bản doanh TikTok và tour chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam cho khách Trung Quốc…
Đại diện Vietnam Airlines cho biết trong tháng 3-4 tới, hãng sẽ khôi phục hoạt động bay thường lệ với 9 đường bay kết nối Việt Nam và Trung Quốc. Hiện Vietnam Airlines đang khai thác thường lệ các đường bay kết nối Hà Nội, TP. HCM với Quảng Châu và Thượng Hải; tháng 3 tới sẽ khôi phục thêm đường bay Hà Nội – Bắc Kinh; từ tháng 4 sẽ khôi phục đường bay Đà Nẵng – Quảng Châu, Thượng Hải, Thành Đô và giữa Hà Nội – Thành Đô.
Các chuyên gia dự báo cho rằng, nếu có thể giải quyết những hạn chế về chuyến bay và nới lỏng thêm các yêu cầu về thị thực nhập cảnh, tin rằng tỷ lệ quay trở lại của du khách Trung Quốc sẽ đạt 50-80% so với mức trước dịch (3-4,5 triệu lượt), là một mục tiêu trong tầm với của Việt Nam.
Dù dự báo giai đoạn đầu mở lại đường bay giữa Việt Nam và Trung Quốc khách chưa nhiều, Vietnam Airlines vẫn đặt kỳ vọng lượng khách bay giữa hai nước năm 2023 sẽ bằng khoảng 80% năm 2019, thời điểm chưa có dịch Covid-19.
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng ông Cao Trí Dũng đánh giá, các doanh nghiệp và địa phương đều đã sẵn sàng cả về nhân lực và dịch vụ để đón khách Trung Quốc. Ông đánh giá tiềm lực có đủ, thậm chí dư thừa.
Cũng theo ông Dũng, việc cần thiết lúc này là Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch kết hợp Bộ Ngoại giao, xúc tiến sớm trao đổi với đại diện Trung Quốc, nhằm kết nối du lịch hai nước. Kịch bản được mong chờ nhất chính là đợi Chính phủ công bố chính sách mới để các doanh nghiệp chủ động đưa ra các phương án đón khách hiệu quả.
[wpcc-script language=”javascript” type=”text/javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]
[wpcc-script type=”text/javascript”]