Để làm tốt tiếp thị hoài niệm, thương hiệu cần có bề dày lịch sử để sản phẩm của mình có mặt trong những ký ức một thời đã xa của người tiêu dùng.
>> “Người thật, việc thật” đi đóng quảng cáo Tết
Dùng hoài niệm để làm nên một video chứa đầy ký ức tuổi thơ của nhiều người gắn liền với món sữa đặc Ông Thọ, quảng cáo “Bảo tàng tuổi ther” của Vinamilk không có gì lạ khi nhận được nhiều phản ứng tích cực từ công chúng.
Thương hiệu Vinamilk mới đây tung ra MV “Bảo tàng tuổi ther” với sự góp mặt của hai diễn viên Jun Phạm và Chị Ca Nô.
Tiếp thị hoài niệm
MV này của Vinamilk giúp nhiều người nhớ về quá khứ, những ký ức tuổi thơ. Và dạng tiếp thị như vậy được gọi là “tiếp thị hoài niệm”.
Tiếp thị hoài niệm được định nghĩa là những cách thức truyền tải thông điệp với mục tiêu cố gắng liên kết thương hiệu với những ký ức và ý niệm vui vẻ của những thời điểm và địa điểm trong quá khứ.
Kiểu tiếp thị này đến từ sự thật rằng khi con người xem một chương trình TV cũ, nghe một bản nhạc cũ và từng quen thuộc, họ sẽ cảm thấy dễ chịu và có cái nhìn tốt hơn vào cuộc sống. Và khi mục đích của tiếp thị – bán hàng là đánh vào cảm xúc của khán giả/khách hàng, thì các doanh nghiệp chắc chắn sẽ không bỏ qua những cách thức khơi gợi thứ cảm xúc tốt đẹp này.
Tiếp thị hoài niệm có một sức mạnh rất lớn. Nó giúp khách hàng chú ý nhiều hơn vào quảng cáo, cũng như có cảm xúc và thiện cảm hơn với quảng cáo.
Các chuyên gia đánh giá đây là phương thức tiếp thị hiệu quả nhất đối với thế hệ 8x, 9x.
>> Chiến dịch quảng cáo thông minh của GoPro
Bảo tàng
Về mặt lý thuyết, các tài liệu tiếp thị đánh giá rằng bất kỳ thương hiệu nào cũng có thể làm tiếp thị hoài niệm. Thế nhưng trên thực tế, làm được là một chuyện, làm tốt hay không lại là chuyện khác, vì những hoài niệm, những ký ức của một thế hệ là “của chung”, ai cũng biết, ai cũng có thể sử dụng. Nhưng để gắn những “của chung ai cũng biết” đó với thương hiệu một cách hợp lý thì không dễ.
Để làm tốt tiếp thị hoài niệm, thương hiệu cần có bề dày lịch sử để sản phẩm của mình có mặt trong những ký ức một thời đã xa của người tiêu dùng. Thành thử, thành công trong thể loại tiếp thị hoài niệm thường thuộc về các nhãn hàng lớn, lâu đời.
Ở tiêu chí này, Vinamilk nói chung và sữa Ông Thọ nói riêng hoàn toàn đáp ứng được. Các trải nghiệm, hình ảnh trong MV đều có thật và gắn bó trong suốt một thế hệ. Do đó, dễ hiểu khi MV của Vinamilk đã đạt được 25 triệu lượt xem chỉ sau 3 tuần. Một thành công đáng kể, ngoài kỳ vọng.
[wpcc-script language=”javascript” type=”text/javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]
[wpcc-script type=”text/javascript”]