>> Cuộc chiến thu gom thế giới – Bài 1: Sức mạnh chất bán dẫn

Các doanh nghiệp sản xuất thiết bị bán dẫn Mỹ đang tìm cách mở rộng hoạt động tại Đông Nam Á để né lệnh hạn chế của Mỹ

Các doanh nghiệp sản xuất chíp của Mỹ đang dịch chuyển sang Đông Nam Á để né lệnh hạn chế của Mỹ

Các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn chính của Mỹ đang chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang khu vực Đông Nam Á, một dấu hiệu cho thấy các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ được ban hành vào tháng 10 năm ngoái đang đẩy nhanh quá trình tách chuỗi cung ứng công nghệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Applied Materials, Lam Research và KLA là những công ty sản xuất thiết bị bán dẫn đã cùng kiểm soát khoảng 35% thị trường toàn cầu về công cụ sản xuất chip. Tuy nhiên, kể từ tháng 10/2022, cả ba công ty này hoặc đã chuyển nhân viên không phải người Trung Quốc từ Trung Quốc sang Singapore và Malaysia, hoặc tăng cường năng lực sản xuất ở Đông Nam Á.

Khi được hỏi về các hoạt động của mình ở Đông Nam Á, đại diện của Tập đoàn Lam Research nói với Nikkei Asia rằng do những biện pháp hạn chế thương mại gần đây của Mỹ đã hạn chế khả năng kinh doanh của công ty ở Trung Quốc. Do đó, Lam Research đang tiếp tục đầu tư vào nhiều khu vực, trong đó có Đông Nam Á để giúp công ty tiếp tục cung cấp cho các khách hàng của mình.

Nikkei Asian đưa tin, xu hướng dịch chuyển sản xuất chip sang Đông Nam Á đã diễn ra trong thời gian gần đây. Những nhà sản xuất thiết bị bán dẫn này không thể phục vụ tốt tại thị trường Trung Quốc như trước đây nữa. Một số nhà cung cấp nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp sản xuất chip cũng chia sẻ thêm rằng xu hướng này xuất hiện vào cuối năm ngoái, khi nhiều khách hàng đã yêu cầu tăng cường hỗ trợ cho các chi nhánh của họ ở Đông Nam Á. 

Trong lịch sử, khi ngành công nghiệp sản xuất chip của Mỹ lần đầu tiên chuyển hoạt động sản xuất sang châu Á vào những năm 1960 để giảm chi phí, Singapore và Malaysia đã trở thành những điểm đến được lựa chọn. Các nhà sản xuất chip như Intel, GlobalFoundries và United Microelectronics đều có cơ sở ở Đông Nam Á và có kế hoạch mở rộng hoạt động hơn nữa ở khu vực này.

Trước đó, vào tháng 10/2022, Mỹ công bố một bộ quy định dài 139 trang. Theo đó, nước này có quyền tài phán với mọi dòng mã hoặc bộ phận máy móc bán dẫn có yếu tố Mỹ, cũng như có quyền với hoạt động của tất cả công dân Mỹ, ở mọi nơi trên thế giới. Vì thế, các công ty sử dụng mã nguồn, thiết bị hoặc nhân lực Mỹ để sản xuất chip máy tính tiên tiến cho Trung Quốc phải dừng lại. Các biện pháp kiểm soát cũng hạn chế khả năng người Mỹ làm việc cho một số công ty công nghệ Trung Quốc. 

>> Mỹ chặn “yết hầu” công nghệ chất bán dẫn Trung Quốc

LAM

LAM Research là một trong số những công ty của Mỹ đang nỗ lực mở rộng hoạt động tại Đông Nam Á

Tháng trước, Mỹ đã đạt được thỏa thuận với Nhật Bản và Hà Lan – hai nhà sản xuất chip thuộc top đầu thế giới – để hạn chế xuất khẩu thiết bị của họ sang Trung Quốc. Điều này đã tạo ra rào cản lớn đối với tham vọng công nghệ của Trung Quốc.

Các nhà sản xuất công cụ sản xuất chip và kỹ sư của Mỹ đã đóng vai trò quan trọng trong việc trợ giúp các nhà sản xuất chip như Công ty Sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) và Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế của Trung Quốc SMIC xây dựng, vận hành và bảo trì các dây chuyền sản xuất chip.

Mặc dù vậy, những biện pháp kiểm soát xuất khẩu nói trên của Mỹ đang tác động tiêu cực đến các công ty Mỹ. Theo Hiệp hội Quốc tế về Thiết bị và Vật liệu Bán dẫn SEMI, Trung Quốc là động lực tăng trưởng chính cho ngành thiết bị chip trong nhiều năm và là quốc gia mua chip lớn nhất vào năm 2020 và 2021.

Bà Lucy Chen, Phó Chủ tịch của Isaiah Research, cho rằng tốc độ phát triển chip của Trung Quốc sẽ bị chậm lại trong vòng 3 đến 5 năm tới do thỏa thuận Mỹ-Nhật Bản-Hà Lan, nhưng quốc gia này sẽ tăng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thiết bị. “Về lâu dài, Trung Quốc vẫn sẽ tìm ra cách để tự lực cánh sinh trong lĩnh vực sản xuất chip”, bà Chen đánh giá.

Mặt khác, việc Mỹ mở rộng lệnh hạn chế sẽ chỉ đẩy nhanh những đột phá của Trung Quốc trong công nghệ cốt lõi. Một số chuyên gia trong ngành công nghiệp bán dẫn cho biết rằng, Bắc Kinh có thể tăng cường hỗ trợ ngành sản xuất chất bán dẫn nội địa, bao gồm hỗ trợ xây dựng các nhà máy sản xuất, khuyến khích các nhà máy sản xuất sử dụng thiết bị trong nước và mở thêm thị trường để sử dụng chip nội địa.

 

 

[wpcc-script language=”javascript” type=”text/javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script type=”text/javascript”]