Việt Nam đang thiếu khung tiêu chí đo lường cho đổi mới sáng tạo nhất là cho các đơn vị, cơ quan nhà nước thuộc khu vực công.
>> Năm “định mệnh“ cho môi trường khởi nghiệp
Nội dung chính
Quyết định số 569/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 11/5/2022 về chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 đã nhấn mạnh việc hoàn thiện các mạng lưới trung tâm đổi mới sáng tạo, mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, và các tổ chức trung gian hỗ trợ thúc đẩy đổi mới sáng tạo thuộc khu vực công.
Động lực cho đổi mới
Nhiều tỉnh/thành hoặc các trường đại học/cao đẳng trong cả nước đã thành lập trung tâm ươm tạo và hỗ trợ khởi nghiệp, hoặc ươm tạo và sáng tạo khởi nghiệp, trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp và khởi nghiệp… Các trung tâm này đều trực thuộc cấp sở ở địa phương hoặc trực tiếp ban giám hiệu điều hành triển khai nhiều hoạt động đổi mới sáng tạo (ĐMST).
PGS. TS Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU -FIIS của Đại học Ngoại thương cho biết: “Trường đã có những nỗ lực đổi mới sáng tạo ngay chính công việc hàng ngày. Nhà trường đã tiếp cận ĐMST vẫn là ở những công việc đang làm như đào tạo, nghiên cứu, tổ chức các hoạt động liên quan tới cộng đồng. Cách thức, chính sách của nhà trường đề ra khi triển khai được chú trọng hơn nhằm phát huy nguồn lực, tối ưu kết quả”.
Không thể phủ nhận rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong khu vực công giúp giải quyết hiệu quả thách thức cho các đơn vị và doanh nghiệp, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Ông Đỗ Xuân Hoài – Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia – NIC cho rằng ĐMST đã tạo động lực cho 65% trường học và viện nghiên cứu thúc đẩy triển khai hoạt động này, 58% nhà đầu tư tư nhân sẽ hỗ trợ thực hiện để ĐMST. Đây là lý do ĐMST cần khuyến khích và thúc đẩy ở các đơn vị.
>> “Người thắp lửa” cần đổi mới sáng tạo
Đề xuất khung đo lường
Đổi mới sáng tạo trở nên quan trọng khi các cách tiếp cận truyền thống không giải quyết được những vấn đề phức tạp, nan giải mà xã hội phải đối mặt. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có khung đo lường đổi mới sáng tạo ở khu vực công nhằm cải thiện và đẩy nhanh hiệu quả của đổi mới sáng tạo quốc gia. Vì vậy việc xây dựng khung tiêu chí đổi mới sáng tạo cho khu vực công tại Việt Nam là cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ.
Theo TS Phạm Thu Trang, Chuyên gia đổi mới sáng tạo trong khu vực công, Việt Nam hiện không có bộ chỉ số liên quan đến đổi mới sáng tạo khu vực công. Các chính sách đổi mới sáng tạo đang bị thiên lệch về khởi nghiệp và phân tán ở đâu đó trong những văn bản lồng ghép của các ngành, các lĩnh vực mà chưa có qui định chính sách riêng cho đổi mới sáng tạo.
Vì vậy, TS Phạm Thu Trang cho rằng: Các chiến lược quan trọng đề cập đến đổi mới sáng tạo nên có chính sách riêng cho khu vực công. Coi đây là cơ sở pháp lý xây dựng bộ chỉ số khu vực công và để thúc ép các đơn vị công thực hiện đổi mới sáng tạo.
Ngoài ra, khung tiêu chí đổi mới sáng tạo nên được khảo sát định kỳ hàng năm. Các đơn vị có thể dựa vào đó làm căn cứ đổi mới sáng tạo trong khu vực mình, mở rộng đo lường đổi mới sáng tạo khu vực công để làm thường niên. Quá trình xây dựng khung tiêu chí cũng cần cập nhật, tham khảo của quốc tế. “Hiện Việt Nam chưa có chính sách cho đổi mới sáng tạo, nên chúng tôi kiến nghị cần kiến tạo thể chế, ban hành một chính sách chung cho đổi mới sáng tạo. Từng ngành cũng cần có những văn bản qui định riêng cho đổi mới sáng tạo” – TS Phạm Thu Trang đề xuất.
[wpcc-script language=”javascript” type=”text/javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]
[wpcc-script type=”text/javascript”]