Ủy ban Tư pháp băn khoăn về quy định liên quan tới các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước tại Điều 9 và Điều 10 dự thảo Pháp lệnh.
>>Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu về nội dung “Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước”, ngày 13/2.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đánh giá cao sự phối hợp giữa Ủy ban Pháp luật và Kiểm toán Nhà nước, về cơ bản dự thảo Pháp lệnh có thể thông qua được. Bên cạnh đó, Ủy ban Tư pháp cũng đã có báo cáo tham gia thẩm tra và cơ bản cũng đã được tiếp thu.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp bày tỏ băn khoăn về quy định liên quan tới các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước tại Điều 9 và Điều 10 dự thảo Pháp lệnh, mặc dù dự thảo Pháp lệnh cơ bản đã đầy đủ về các hành vi vi phạm hành chính so với Luật Kiểm toán nhà nước. Do đó, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị làm rõ thêm hai hành vi trong dự thảo Pháp lệnh.
Thứ nhất, tại khoản 3 Điều 9 quy định phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu về hành vi không cung cấp thông tin, tài liệu. Khoản 4 Điều 9 quy định xử phạt 30 triệu đến 50 triệu về hành vi từ chối cung cấp thông tin, tài liệu. Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp cho rằng, cần quy định rõ ràng hơn như nào là không cung cấp thông tin, tài liệu và thế nào là từ chối cung cấp thông tin, tài liệu.
Hiện nay, hành vi không cung cấp thông tin, tài liệu bị phạt 20 triệu đến 30 triệu, trong khi từ chối cung cấp thông tin, tài liệu bị xử phạt 30 triệu đến 50 triệu. Chủ nhiệm Lê Thị Nga đề nghị giải thích rõ vì sao hành vi từ chối bị xử phạt nặng hơn hành vi không cung cấp thông tin, tài liệu.
Thứ hai, tại khoản 3 Điều 10 quy định phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đối với hành vi không trả lời và giải trình các vấn đề theo yêu cầu. Khoản 4 quy định phạt tiền 30 triệu đến 50 triệu đối với hành vi từ chối trả lời và giải trình các vấn đề theo yêu cầu.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp cho rằng, quy định này chưa rõ ràng, chưa rõ khi nào là không trả lời và khi nào là từ chối trả lời. Do đó, đề nghị làm rõ lý do tại sao lại phạt hành vi không trả lời nhẹ hơn hành vi từ chối trả lời.
>>[eMagazine] Mọi quyết sách của Quốc hội đều hướng tới người dân và doanh nghiệp
>>COVID-19: Xoay chuyển tình thế bằng sự sáng tạo
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường bày tỏ cơ bản tán thành với các nội dung trong Báo cáo thẩm tra về dự án Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của Ủy ban Pháp luật. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cũng cho biết, để hoàn thiện dự án Pháp lệnh này, cơ quan soạn thảo cũng cần tính toán, sung một số nội dung.
Cụ thể, liên quan đến Điều 13 quy định về hành vi che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, dự thảo Pháp lệnh đang quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho rằng, nội hàm về tài chính công, tài sản công có phạm vi rất lớn. Trong khi, biện pháp khắc phục dự thảo Pháp lệnh quy định là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm toán nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Do vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường băn khoăn, nội dung này có nên quy định chi tiết hơn hay không? Có nên quy định cơ nào hướng dẫn thêm hay không?
Liên quan đến nội dung về hành vi vi phạm quy định về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước tại Điều 14, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường bày tỏ băn khoăn về các nội dung mức phạt tiền như quy định trong dự thảo Pháp lệnh, bởi có chỗ thì quá nhẹ, có chỗ lại quá nặng. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, nghiên cứu thêm.
[wpcc-script language=”javascript” type=”text/javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]
[wpcc-script type=”text/javascript”]