>>>Thịt nhân tạo và tương lai của ngành chăn nuôi VIệt Nam: Kỳ 3 – Giải bài toán chăn nuôi bền vững

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022, Công ty CP Nông nghiệp BaF Việt Nam (HoSE: BAF) ghi nhận doanh thu đạt hơn 2.158 tỷ đồng, tăng 60,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do giá vốn tăng mạnh lên  2.095 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 74%, khiến lợi nhuận gộp về của BAF chỉ đạt 62,5 tỷ đồng, giảm 55% so với cùng kỳ năm 2021.

BAF thoát lỗ nhờ bán tài sản cố định.

BAF thoát lỗ nhờ bán tài sản cố định.

Trong kỳ, cả doanh thu tài chính lẫn chi phí tải chính của doanh nghiệp ngành chăn nuôi đều giảm tương đương 8% và 1%, xuống còn 4 tỷ đồng và 25,4 tỷ đồng. Nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh lên 198% và 31%, lần lượt là 23,2 tỷ đồng và 24,8 tỷ đồng, khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của BAF ghi nhận lỗ gơn 6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 92 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nhờ khoản thu nhập khác tăng đột biến lên 18 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ 0,5 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 3.500% nên doanh nghiệp thoát lỗ quý IV/2022 và ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 6,7 tỷ đồng, giảm 91% so với cùng kỳ.

Mặc dù doanh nghiệp không thuyết minh cơ cấu thu nhập khác trong quý IV/2022, nhưng theo thuyết minh cả năm 2022, khoản thu nhập khác này tăng đột biến lên hơn 42,3 tỷ đồng, cùng kỳ chỉ hơn 857 triệu đồng, chủ yếu đến từ lãi do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

Lũy kế cả năm 2022, BAF ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.049 tỷ đồng, giảm 32% so với năm trước. Trong đó, doanh thu từ bán nông sản hơn 5.700 tỷ đồng, giảm 40%; doanh thu hoạt động chăn nuôi hơn 1.300 tỷ đồng, tăng 72%. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 293 tỷ đồng, giảm 9% so với lợi nhuận đạt được của năm 2021.

Trong năm 2022, công ty đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu giảm 43% về 5.950 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 24,8% lên 402 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả thực hiện được, doanh nghiệp ngành chăn nuôi này chỉ hoàn thành 72,9% kế hoạch lợi nhuận năm.

Xét về dòng tiền, trong năm 2022, BAF ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm gần 204 tỷ đồng, cùng kỳ dương hơn 207 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư của doanh nghiệp cũng ghi nhận âm hơn 768 tỷ đồng và dòng tiền tài chính ghi nhận dương gần 793 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh.

Tính tới cuối năm 2022, tổng tài sản của BAF đạt hơn 4.908 tỷ đồng, giảm 10,1% so với đầu năm. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận hơn 1.682 tỷ đồng, chiếm 34,3% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận hơn 1.096 tỷ đồng, chiếm 22,3% tổng tài sản; hàng tồn kho ghi nhận hơn 875 tỷ đồng, chiếm 17,8% tổng tài sản.

>>>Thịt nhân tạo và tương lai của ngành chăn nuôi Việt Nam: Kỳ II – “Thách đố” ngành chăn nuôi

Trên thị trường, cổ phiếu BAF đang giao dịch quanh mức giá

Trên thị trường, cổ phiếu BAF đang giao dịch quanh mức giá 19.150 đồng/cổ phiếu, giảm 50% thị giá so với đỉnh giá hồi tháng 5/2022.

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của doanh nghiệp là hơn 3.160 tỷ đồng, giảm 21% so với đầu năm; khoản mục phải trả người bán ngắn hạn cũng giảm mạnh xuống còn gần 1.934 tỷ đồng, tương đương giảm gần 49% và chiếm 39,4% tổng nguồn vốn.

Trong năm, cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp cũng biến động mạnh khi Tổng Giám đốc và 1 thành viên HĐQT giảm sở hữu cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn của công ty. Cụ thể, bà Bùi Hương Giang – TGĐ giảm sở hữu xuống còn 3,38% vốn điều lệ và ông Phan Ngọc Ân đã bán ra toàn bộ cổ phiếu nắm giữ, tương đương với 6,35% vốn điều lệ. Trong khi đó, Công ty CP Siba Holdings nâng sở hữu từ 0% lên 39,26% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp.

Chứng khoán VNDirect nhận định, khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất thịt sẽ giảm bớt trong năm 2023 nhờ việc giá lợn được kỳ vọng tăng 5%, với một số yếu tố hỗ trợ như: Nhu cầu ăn uống bên ngoài phục hồi; và thiếu hụt nguồn cung khi hộ chăn nuôi vẫn ngần ngại trong việc tái đàn do giá heo giảm trong thời gian gần đây trong khi giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao.

Bên cạnh đó, giá hàng hóa có khả năng giảm trong 2023 do lo ngại ban đầu về tình trạng thiếu lương thực do xung đột đã lắng xuống khi các nước xuất khẩu khác tăng nguồn cung; ngũ cốc của Ukraine đã được vận chuyển trở lại sau thỏa thuận chấm dứt việc phong tỏa các cảng của nước này; và giá phân bón hạ nhiệt, góp phần thúc đẩy sản lượng thu hoạch nhờ tăng năng suất cây trồng.

VNDirect cho rằng, giá thức ăn chăn nuôi trong nước có độ trễ hơn so với giá nông sản thế giới. Do đó, công ty chứng khoán này nhận định, chi phí thức ăn chăn nuôi sẽ giảm dần vào năm 2023.

Trong năm 2023, VNDirect cho rằng, nhu cầu tiêu thụ thịt sẽ không giảm nhờ tăng trưởng thu nhập thực tế nhờ kế hoạch tăng lương cơ bản của Chính phủ lên khoảng 20,8% vào năm 2023 và lượng khách du lịch quốc tế dự kiến sẽ phục hồi 84% trong quý II/2023 và 100% trong quý IV/2023, kéo theo sự phục hồi mạnh mẽ của dịch vụ giải trí, lưu trú và ăn uống. Do đó, VNDirect cho rằng, các nhà sản xuất thịt sẽ ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu tích cực trong 2023.

Mặc dù vậy, các chuyên gia của VNDirect cũng chỉ ra những rủi ro của ngành chăn nuôi gồm: Căng thẳng kéo dài giữa Nga và Ukraine ảnh hưởng đến hoạt động vận tải trên Biển Đen có thể gây áp lực tăng giá ngũ cốc toàn cầu.

Bên cạnh đó, do khoảng 80% nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu nên tỷ giá USD/VND tăng sẽ kéo theo giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào trong sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng.

Ngoài ra, dịch tả lợn châu Phi có thể ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn vào năm 2023. Trong bối cảnh vắc xin chưa cho kết quả tích cực cụ thể, dịch tả lợn châu Phi vẫn tiềm ẩn nguy cơ làm giảm nguồn cung lợn.

[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script]